Ngày nay, các sản phẩm từ nhựa đã len lỏi vào từng ngõ ngách trong cuộc sống, nó xuất hiện phổ biến từ nhữngvật dụng gia đình quen thuộc như rổ, xô, chậu, chai, lọ nhựa… cho đến những trang thiết bị dùng trong công nghiệp như thùng rác, thùng phuy, sóng công nghiệp,… như một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Các sản phẩm từ nhựa ngày càng đa dạng và phong phú
Thế nhưng không phải ai cũng hiểu biết cặn kẽ về nhựa và biết cách sử dụng đúng mục đích các loại nhựa để không gây độc hại. Trong bài này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem nhựa là gì, phân loại nhựa, các ứng dụng trong cuộc sống và quy trình đúc nhựa nhé.
Nhựa là gì?
Nhựa (hay còn gọi là chất dẻo – plastic) là một loại hợp chất phân tử cao, được dùng làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng trong cuộc sống hàng ngày từ áo mưa, túi nilong, xô, chậu, lược chải tóc,… cho đến những sản phẩm công nghiệp như tấm nhựa PVC, màn nhựa PVC, các linh kiện dùng trong máy tính, thùng rác, thùng phuy, khuôn bông gió, xe rùa nhựa....
Hạt nhựa được dùng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất nhựa
Nhựa thường là các chất tổng hợp có nguồn gốc từ các sản phẩm hóa dầu. Các nguyên liệu có sẵn góp phần tạo ra nhựa thường là những chất có sẵn trong thiên nhiên như Cellulose, mủ cao-su ...hay bán thành phẩm của thiên nhiên Ethin, Benzol, khí Ethen und Propylen,… Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
Ngày nay, nhựa còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp và giá thành thấp.
Thành phần và chất phụ gia trong nhựa
Thành phần của nhựa chứa các polyme hữu cơ, phần lớn các polyme này có nguồn gốc từ các chuỗi chỉ có các nguyên tử cacbon hoặc kết hợp với ôxy, lưu huỳnh hoặc nitơ. Để tạo ra các đặc điểm của chất dẻo, các nhóm phân tử khác nhau được liên kết vào mạch cacbon tại những vị trí thích hợp. Cấu trúc của các chuỗi như thế này ảnh hưởng đến tính chất của các polyme.
Ngoài các polyme hữu cơ, nhựa còn chứa nhiều chất phụ gia khác, số lượng chất phụ gia dao động từ 0% đối với các sản phẩm nhựa dùng trong thực phẩm cho đến hơn 50% dùng trong các ứng dụng điện tử. Những chất phụ gia này, hoặc làm cho sản phẩm có những đặc tính nhất định, cải tiến hiệu năng sản xuất hay giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Phân loại nhựa
Với vô vàn các ứng dụng từ nhựa, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc về phân loại nhựa, có những loại nhựa gì và ứng dụng của từng loại ấy trong lĩnh vực gì trong đời sống? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Nhựa được phân loại dựa trên hiệu ứng với nhiệt độ hoặc dựa theo ứng dụng trong cuộc sống
Phân loại dựa trên hiệu ứng của nhựa với nhiệt độ
Cùng là sản phẩm từ nhựa, nhưng bạn có thấy rằng rất nhiều vật dụng sẽ bị nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt như bao nilon, chai đựng nước,… trong khi đó ổ điện, vỏ ấm đun nước,… lại không hề hấn gì? Hay những tấm lót, nệm khi chịu vật nặng đè lên thì bị xẹp lún rồi sau đó có thể tự trở về trạng thái ban đầu?
Nếu dựa trên hai đặc tính là nhiệt và cơ, chúng ta có thể phân loại nhựa thành ba nhóm cơ bản như sau:
- Nhựa nhiệt dẻo (Thermoplast): Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm Tm thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại.
Nhựa nhiệt dẻo thường ở dạng hạt, bột nhựa. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, bao gồm các loại như: polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),...
- Nhựa nhiệt cứng (Duroplast): là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt cứng như: ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol focmadehyt [PF], nhựa melamin, poly este không no...
- Nhựa đàn hồi (Elastomere): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.
Phân loại nhựa dựa theo ứng dụng
- Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...
- Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,.....
- Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.
Minh họa quy trình đúc nhựa bằng phương pháp ép - phun
Bước 1:
Các nguyên liệu nhựa như nhựa nguyên sinh, nhựa hạt, bột nhựa hay nhựa tái chế (đã được xay nhỏ) được đưa vào bồn sấy để sấy khô hết hơi nước.
Chú ý: Về nguyên tắc, các sản phẩm nhựa có thể được tạo ra từ việc pha trộn nhiều nguyên liệu nhựa với nhau, trong đó nhựa tái chế không được quá 30%. Tuy nhiên thực tế, người ta có thể hoàn toàn sử dụng 100% nhựa tái chế trong đúc nhựa và sản xuất vật dụng bằng nhựa.
Bước 2:
Lấy keo nhựa nhờ trục vít, tại đây các nguyên liệu nhựa được gia nhiệt trên trục vít và chuyển sang trạng thái lỏng.
Bước 3:
Nhựa dẻo được bơm vào lòng khuôn, tại đây, nhựa lỏng gặp khuôn đã định hình sản phẩm theo thiết kế., dưới tác dụng của nhiệt thấp do khuôn được làm lạnh, nhựa được định hình và chuyển sang trạng thái rắn
Bước 4:
Đẩy sản phẩm ra ngoài. Quy trình đúc nhựa hoàn thành.
Gia công đúc nhựa ở đâu?
Từ những ứng dụng rộng rãi của nhựa ở khắp các khía cạnh trong cuộc sống, từ đồ gia dụng, thiết bị công nghiệp,… cho nên nhu cầu gia công đúc nhựa ngày càng tăng cao trên khắp 64 tỉnh thành ở Việt Nam.
Vậy, bạn có thể gia công đúc nhựa ở đâu với giá thành rẻ, uy tín và thời gian gia công nhanh chóng?
Công ty Cổ Phần Nhựa Khôi Nguyên JSC với trang thiết bị hiện đại, nhiều năm kinh nghiệm trong gia công và đúc nhựa, đội ngũ kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho những ai có nhu cầu đúc nhựa..
Quy trình làm việc giữa Nguyên Đại Tân và khách hàng:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng, báo giá
Bước 2: Lập bản vẽ thiết kế sản phẩm theo nhu cầu khách hàng
Bước 3: Thiết kế khuôn nhựa theo bản vẽ hoặc theo sản phẩm mẫu có sẵn do khách hàng cung cấp
Bước 4: Thống nhất với khách hàng về phương án thiết kế khuôn
Bước 5: Gia công khuôn mẫu
Bước 6: Thử nghiệm khuôn và hoàn thiện khuôn cho ra sản phẩm tốt nhất
Bước 7: Gia công ép nhựa theo số lượng khách đặt hàng
Bước 8: Kiểm tra hoàn thiện sản phẩm
Bước 9: Giao hàng và nghiệm thu
Khuôn mẫu là dụng cụ (thiết bị) bằng kim loại dùng để tạo hình sản phẩm theo phương pháp định hình. Mỗi khuôn mẫu thường được chế tạo và sử dụng cho một số lượng chu trình đúc/ép sản phẩm nào đó, có thể là một lần hay nhiều lần.
Đồ nhựa đã trở thành sản phẩm không thể thiếu cho mọi nhà. Nhưng nhựa mới khi mua về bạn thường bắt gặp mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến không gian của bạn cũng như là làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Dưới đây là cách khử mùi đồ nhựa mới mua.